Liên minh Châu Âu cần tới 350 tỷ USD để hiện thực hóa viễn cảnh 5G trong khu vực. (Ảnh minh họa: Internet)
Bên cạnh đó, nghiên cứu được mang tên “Kết nối và xa hơn: Số hóa toàn dân” ước tính 5G có thể tạo ra mức tăng GDP hàng năm là 113 tỷ euro và 2,4 triệu việc làm mới trong 4 năm tới, đóng góp vào mục tiêu của Liên minh Châu Âu nhằm tái thống nhất nền kinh tế. Đây cũng là thời điểm EU đang đặt hy vọng vào công nghệ 5G để thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế do đại dịch Covid-19 gây ra và chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị kết nối Internet.
Do chi phí quá lớn, các nhà khai thác viễn thông EU ngần ngại đầu tư vào mạng 5G, mặc dù công nghệ này có thể hỗ trợ sự phát triển của các nhà máy thông minh và xe tự hành. Ngoài ra, kế hoạch mở rộng quy mô thông qua sáp nhập của các nhà khai thác để đảm nhận những dự án tốn kém này cũng phải tuân theo nhiều quy định nghiêm ngặt về chống độc quyền của EU.
“Châu Âu sẽ cần 150 tỷ euro (175 tỷ USD) để hiện thực hóa toàn bộ viễn cảnh 5G, và cần thêm 150 tỷ euro để hoàn thành việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cố định lên tốc độ gigabit”, Báo cáo nghiên cứu nêu rõ. Mặc dù báo cáo không trực tiếp nói rằng nguồn vốn chỉ đến từ các nhà khai thác, nhưng chắc chắn con số này sẽ khiến người dùng phải kinh ngạc, đặc biệt là vào thời điểm ngành công nghiệp đang vật lộn với chi phí cao để nâng cấp lên 5G và sự thiếu hụt đáng kể RoI (tỷ suất hoàn vốn) hiện tại.
Khi các chính phủ chuyển trọng tâm sang việc chống lại dịch bệnh, sự chậm trễ trong những cuộc đấu giá phổ tần 5G cũng khiến ngành công nghiệp thất vọng. Phổ 5G là sóng vô tuyến cần thiết để các nhà khai thác bắt đầu cung cấp 5G thương mại. Các nhà nghiên cứu đưa ra một số biện pháp mà chính phủ và cơ quan quản lý có thể thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của ngành viễn thông. Chúng bao gồm những mô hình sở hữu mới liên quan đến việc chia sẻ cơ sở hạ tầng một cách tự nguyện, có thể giúp mạng 5G triển khai nhanh hơn, giảm tác động môi trường tổng thể và tăng cường chuyển giao công nghệ đã được cấp bằng sáng chế giữa các đối tác.
Ngoài ra, ETNO tuyên bố các mục tiêu chính trị của Châu Âu “giờ đây phải xuyên suốt chính sách và hành động quản lý ở cả Châu Âu ở cấp quốc gia”, với một loạt hành động cấp bách được yêu cầu bao gồm tăng cường thu hút đầu tư và ưu tiên dẫn đầu trong các dịch vụ kỹ thuật số. “Các nhà lãnh đạo châu Âu cần hỗ trợ lĩnh vực viễn thông và giúp chúng tôi cung cấp một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ hơn cho mọi công dân”, Tổng giám đốc ETNO Lise Fuhr kêu gọi.
Đồng thời, việc nới lỏng quy định, cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hợp tác và đầu tư cùng nhau, hoặc tách việc xây dựng cơ sở hạ tầng khỏi các doanh nghiệp dịch vụ viễn thông, cũng có thể giúp đẩy nhanh quá trình triển khai 5G. Nghiên cứu cũng kêu gọi cho phép các nhà khai thác kiếm tiền từ lưu lượng dữ liệu trên mạng của họ để giúp bắt kịp Google, Facebook, Microsoft và những gã khổng lồ công nghệ khác.
Điều này dẫn đến sự đổi mới trong các lĩnh vực bao gồm đám mây; dịch vụ dựa trên dữ liệu; mạng truy cập vô tuyến mở (RAN), với sự hợp tác giữa ngành công nghệ và khu vực công nghiệp của Châu Âu rất quan trọng cho sự phát triển trong tương lai.
Phong Vũ
Bộ TT&TT xác định sẽ đi cùng nhịp với thế giới và chủ động trong việc triển khai thương mại hóa 5G tại Việt Nam.
" alt=""/>EU cần 350 tỷ USD để phủ sóng 5G tốc độ caoNăm ngoái vào ngày 7/2/2020, Ericsson là công ty lớn đầu tiên rút khỏi MWC khi đại dịch mới bùng phát. Điều đó dẫn đến một loạt các thông báo rút lui tương tự, và cuối cùng MWC 2020 phải chính thức hủy 5 ngày sau đó.
Hiện chưa rõ năm nay các công ty khác có rút lui theo Ericsson hay không. Theo kế hoạch hiện nay, MWC 2021 đã được dời lịch tới ngày 28/6, nghĩa là còn gần 4 tháng nữa sự kiện mới diễn ra.
Phản hồi về việc rút lui của Ericsson, GSMA khẳng định: “Chúng tôi tôn trọng quyết định của Ericsson, và mong được chào đón công ty trở lại Barcelona cho các phiên bản MWC trong tương lai".
“Chúng tôi cũng dự liệu trước rằng không phải ai cũng sẵn sàng tham dự MWC Barcelona 2021. Đó là lý do chúng tôi đã phát triển một nền tảng sự kiện ảo để đảm bảo mọi người đều có thể tận hưởng trải nghiệm MWC”, GSMA chia sẻ thêm.
Anh Hào (Theo Telecoms.com)
Đại hội Thế giới di động (MWC) 2021 có thể là triển lãm công nghệ lớn đầu tiên đón khách kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
" alt=""/>Ericsson rút khỏi triển lãm MWC 2021 vì lo chưa hết dịchTình trạng này chỉ thay đổi khi Viettel Post giúp thu mua nông sản hộ bà con và đưa lên bán trên sàn thương mại điện tử Vỏ sò (Voso.vn). Đây cũng là lần đầu tiên những hộ nông dân tại địa bàn xã Gia Xuyên (Gia Lộc, Hải Dương) đưa được các sản phẩm nông sản của mình lên sàn thương mại điện tử.
Theo bà Huế, việc mua bán nông sản trên mạng khá thuận lợi do được sàn hỗ trợ chi phí vận chuyển. Bà con cũng có nguồn thu nhập ổn định hơn so với việc bán hàng ở chợ vốn rất bấp bênh.
“Việc bán cho các sàn thương mại điện tử giúp chúng tôi hạn chế việc tiếp xúc với đông người trong mùa dịch. Ở chợ đông mà lại không sạch sẽ như ở trên sàn. Nhiều khi ra đến chợ, rau đã thu hoạch rồi nên đắt rẻ cũng đều phải bán.”, bà Huế cho biết.
![]() |
Người dân thu hoạch bắp cải để bàn giao cho Viettel Post. Ảnh: Trọng Đạt |
Trao đổi về tình hình tiêu thụ nông sản tại địa phương, ông Nguyễn Văn Khoa - Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Gia Xuyên chia sẻ, nông dân xã Gia Xuyên vốn chuyên canh trồng rau bắp cải trên diện tích 70-100 ha.
Ở mỗi vụ đông xuân, giá bắp cải thường rơi vào khoảng 5.000-6.000/kg. Mỗi sào mang về cho bà con khoảng chục triệu đồng. Với vụ xuân năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch, lượng bắp cải thu hoạch trên địa bàn xã bị ứ lại từ 700-800 tấn do không đến được nơi tiêu thụ. Người nông dân giờ đây chỉ muốn vớt vát lại tiền vốn bỏ ra cho phân bón, cây trồng.
Nhiều người có tấm lòng hảo tâm đã đến cứu trợ cây bắp cải của bà con Gia Xuyên. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên cây bắp cải trên địa bàn được lên tới sàn thương mại điện tử. Chuyến hàng lần này có khoảng 3 tấn bắp cải được Viettel Post tiêu thụ.
![]() |
Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Gia Xuyên (Hải Dương) cho biết giá bán trên sàn thương mại điện tử tốt hơn cho người nông dân so với giá thị trường. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Khoa, giá bắp cải khi bán trên sàn thương mại điện tử Vỏ sò rất có lợi cho người nông dân. Mức giá này không chỉ giúp gỡ gạc vốn sản xuất mà bà con còn được bù đắp phần nào công sức đã bỏ ra trong vụ mùa này.
Sau đại dịch, HTX Gia Xuyên sẽ tiến hành khoanh vùng sản xuất, chẳng hạn như vùng trồng rau bắp cải và hướng dẫn người nông dân làm theo tiêu chuẩn an toàn để bán trên các trang mạng điện tử.
Vận chuyển rau trong 6 tiếng đồng hồ, tươi hơn cả hàng siêu thị
Chia sẻ với Pv. VietNamNet, ông Trần Văn Phú - Phó Giám đốc Thương mại điện tử chi nhánh Viettel Post Hải Dương cho biết, trong ngày thứ 2 của chiến dịch đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử, Viettel Post đã vận chuyển khoảng 5 tấn rau củ quả gồm bắp cải, su hào, ổi và hơn 20.000 quả trứng.
Quy trình vận chuyển nông sản của Viettel Post được lên kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Theo đó, vào đầu giờ sáng, xe hàng của Viettel Post sẽ đến từng đầu mối là các hộ nông dân để thu gom nông sản.
![]() |
Trong quá trình thu gom nông sản, xe vận chuyển luôn được khử trùng liên tục để đảm bảo vệ sinh an toàn phòng dịch. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước quá trình thu gom, xe sẽ được phun khử khuẩn khi đi qua các chốt kiểm dịch. Khi đã thu gom đủ, xe lại được khử khuẩn 1 lần nữa để đảm bảo công tác phòng chống dịch cũng như sự an toàn của người dùng.
Các loại nông sản sau đó sẽ được tập trung về trung tâm khai thác của Viettel Post Hải Dương rồi thực hiện di chuyển lên Hà Nội và các tỉnh lân cận. Khi đến nơi, nông sản sẽ được giao cho các bưu tá MyGo để vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng.
![]() |
Ổi Thanh Hà được người dân đóng gói vào hộp các-tông trước khi chuyển cho sàn thương mại điện tử. Ảnh: Trọng Đạt |
“Hàng hóa, nông sản của bà con đều được chúng tôi đóng gói, bảo quản theo đúng quy trình, quy định. Trứng được cho vào khay nhựa, sau đó cho vào thùng các tông để vận chuyển. Ổi được cho vào thùng hộp rất gọn và chắc chắn, đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người sử dụng.”, đại diện Viettel Post Hải Dương cho biết.
![]() |
Đại diện sàn Vỏ sò kiểm tra hàng hóa khi tiếp nhận từ người nông dân và đưa lên kho hàng. Ảnh: Trọng Đạt |
![]() |
Khi tập hợp đủ số lượng, các loại hàng nông sản sẽ được đưa lên chung một chuyến xe chở tới Hà Nội và các địa phương khác để tiêu thụ. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo ông Phú, các sản phẩm trong chiến dịch đưa nông sản Việt lên sàn Voso.vn đều được lựa chọn với xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, đạt chứng nhận OCOP, VietGAP. Người dùng hoàn toàn có thể tin tưởng vào chất lượng các loại rau củ quả được bày bán tại đây.
Ngoài ra, trên mỗi sản phẩm đều được dán tem truy xuất nguồn gốc. Người dùng chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh có tính năng quét QR Code là có thể biết sản phẩm có nguồn gốc tại đâu, đạt những chứng chỉ gì.
![]() |
Người dùng có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ thông qua mã QR được dán trên nông sản. Ảnh: Trọng Đạt |
Với mạng lưới vận chuyển xuyên suốt, liên tục, khoảng thời gian từ khi nông sản được thu hoạch đến tay người tiêu dùng chỉ mất từ 4-6 tiếng đồng hồ. Đây chính là thước đo đảm bảo độ tươi ngon của sản phẩm khi đến tay người sử dụng.
Trọng Đạt - Thùy Chi - Xuân Quý
" alt=""/>6 giờ và 11.000 đồng để nông sản từ trang trại đến bàn ăn